- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Đà Nẵng
- Nha Trang
- Đà Lạt
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Sapa
- Phan Thiết
- Hà Giang
- Mộc Châu
- Ninh Bình
- Huế
- Hội An
- Hạ Long
- Bến Tre
- Tam Đảo
- Phú Quốc
- Buôn Mê Thuột
- Quy Nhơn
- Tuy Hòa
- Hòa Bình
- Cao Bằng
- Cô Tô
- Sóc Trăng
- Lào Cai
- Nghệ An
- Phú Yên
- Bắc Cạn
- Thanh Hóa
- Côn Đảo
- Đảo Bình Ba
- Vũng Tàu
- Khánh Hòa
- Đảo Quan Lạn
- Chùa Hương
- Mỹ Tho
- Đảo Nam Du
- Đảo Bình Hưng
- Hồ Ba Bể
- Cát Bà
- Quảng Bình
- Điện Biên
- Tây Bắc
- Miền Tây
- Bái Đính
- Thái Lan
- Singapore
- Trung Quốc
- Hàn Quốc
- Hongkong
- Pháp
- Nhật Bản
- Malaysia
- Myanma
- Đài Loan
- Ý
- Nga
- Dubai
- Israel
- úc
- Cuba
- Áo
- Maldives
- Philippines
- Lào
- Brunei
- Indonesia
- Châu Âu
- Hungary
- Đông Âu
- Anh
- Hi Lạp
- Canada
- Nam Mỹ
- New zealand
- Nam Phi
- Dubai - Nam Phi
- Châu Phi
- Kenya
- Campuchia
- Bhutan
- Mauritius - Madagascar
- Đài Bắc
- Châu Úc
- Tây Tạng
- thụy sỹ
- Hà Lan
- Bỉ
- Đức
- Mỹ
- Ấn Độ
Thăm Phủ Hòa Thân - Khám phá Bắc Kinh thời nhà Thanh
Hòa Thân lúc sinh thời từng là sủng thần của Hoàng Đế Càn Long, là một tham quan nức tiếng và một tay chơi có hạng. Ông từng nổi danh với tuyên ngôn cực kì “to gan phạm thượng”: “Thứ gì mà Hoàng Thượng có, ta cũng có, thứ gì Hoàng Thượng không có, ta cũng phải có”. Câu nói ấy nghe có vẻ phô trương nhưng trên thực tế nó không ngoa chút nào! Sự giàu có xa hoa của Hòa Thân còn “vượt mặt” cả bậc Quân Vương, tức vua Càn Long lúc bấy giờ. Sử sách ghi lại, số gia sản của Hòa Thân mà sau này bị vua Gia Khánh tịch thu tương đương số tiền mà quốc khố nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được.
Diễn viên Vương Cương trong vai đại thần Hòa Thân
Vẫn biết Hòa Thân cực giàu như vậy, nhưng phải đến khi “thực mục sở thị” Vương Phủ của ông, người ta mới cảm nhận được hết độ xa hoa và phô trương của vị quan này. Phủ Hòa Thân còn có một tên gọi khác là Cung Vương Phủ bởi sau khi Hòa Thân qua đời, Phủ của ông trở thành Phủ của Thân Vương. Bước chân vào Cung Vương Phủ, bạn chắc chắn sẽ choáng ngợp bởi tổng diện tích to lớn lên đến 60 nghìn m2, hồ nước rộng lớn, khắp khuôn viên phủ đầy bóng cây mát rượi và nhiều loại hoa thơm ngát. Trong phủ gồm phủ đệ, hoa viên, 2 bộ phận hợp thành. Bố cục tổng thể hàm chứa hết những tinh túy, cao quý của văn hóa Vương phủ đời Thanh. Có câu "1 tòa Cung Vương Phủ, nửa bộ sử Thanh triều" cũng đủ nói lên giá trị văn hóa của phủ.
Quang cảnh bên trong Phủ Hòa Thân
Phủ Đệ bên trong khuôn viên Phù Hòa Thân
Ngoài phủ đệ và hoa viên, Hòa Thân còn cho xây dựng một tòa lầu lớn sơn son trên núi nhân tạo để ngắm trăng, ngâm thơ, đọc sách. Để đến được tòa lầu này, du khách sẽ phải băng qua một hành lang dài với những chiếc cột được trang trí hoa văn tỉ mỉ. Lối đi này khá dốc, không có bậc, biểu thị cho con đường thăng quan tiến chức luôn hanh thông của Hòa Thân. Chưa dừng lại ở đó, đi sâu hơn vào Phủ Hòa Thân, bạn sẽ bắt gặp hai ngọn núi nhân tạo mà ông cho xây dựng. Phía trong mỗi ngọn núi, ông cho đặt một vật trấn trạch. Vật trấn trạch thứ nhất là một con tỳ hưu rất lớn được tạc bằng ngọc phỉ thúy xanh vô cùng quý hiếm. Đến Hoàng Đế Càn Long thời bấy giờ cũng chỉ sở hữu một con tỳ hưu nhỏ hơn và được làm từ bạch ngọc. Vật trấn trạch thứ hai là chữ “Phúc” do vua Càn Long viết để tặng bà nội nhân dịp thượng thọ, bị Hòa Thân chiếm làm của riêng. Chữ Phúc ấy được Hòa Thân cho tạc vào một khối đá quý trong lòng núi nhân tạo. Quả là một vị quan “to gan” bậc nhất!
Hành lang dài dẫn lên lầu son ngoài trời, được trang trí tỉ mỉ
Để kể hết những giai thoại về Hòa Thân, có lẽ chỉ 1-2 bộ phim không thể truyền tải hết được. Hãy một lần tự mình đến với Cung Vương Phủ của ông, để biết thêm nhiều chi tiết thú vị cũng như vô số những điều bí ẩn xoay quanh cuộc sống lúc sinh thời của vị quan tai tiếng nhất triều đại nhà Thanh này.
Thông tin thêm:
Để đáp ứng nhu cầu của những du khách muốn khám phá một Bắc Kinh trong triều Thanh hưng thịnh, Tour Today phối hợp với Vietnam Airlines xây dựng hành trình tour hoàn toàn mới, tuy vẫn kéo dài 4 ngày 3 đêm nhưng các điểm tham quan đã được thay đổi, tập trung vào những di tích nhà Thanh như: Phủ Hòa Thân, Ung Chính Cung và Thanh Đông Lăng… Hành trình này đem đến cho du khách cơ hội thăm quan và chứng kiến tận mắt bên trong những cung điện, vương phủ, khu lăng mộ nguy nga và tìm hiểu về cuộc đời của các nhân vật nức tiếng Trung Quốc thời nhà Thanh, mà lại vô cùng quen thuộc với mỗi người Việt: Từ Hy Thái Hậu, Càn Long, Khang Hy, Hàm Hương, Hòa Thân, Ung Chính…