- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Đà Nẵng
- Nha Trang
- Đà Lạt
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Sapa
- Phan Thiết
- Hà Giang
- Mộc Châu
- Ninh Bình
- Huế
- Hội An
- Hạ Long
- Bến Tre
- Tam Đảo
- Phú Quốc
- Buôn Mê Thuột
- Quy Nhơn
- Tuy Hòa
- Hòa Bình
- Cao Bằng
- Cô Tô
- Sóc Trăng
- Lào Cai
- Nghệ An
- Phú Yên
- Bắc Cạn
- Thanh Hóa
- Côn Đảo
- Đảo Bình Ba
- Vũng Tàu
- Khánh Hòa
- Đảo Quan Lạn
- Chùa Hương
- Mỹ Tho
- Đảo Nam Du
- Đảo Bình Hưng
- Hồ Ba Bể
- Cát Bà
- Quảng Bình
- Điện Biên
- Tây Bắc
- Miền Tây
- Bái Đính
- Thái Lan
- Singapore
- Trung Quốc
- Hàn Quốc
- Hongkong
- Pháp
- Nhật Bản
- Malaysia
- Myanma
- Đài Loan
- Ý
- Nga
- Dubai
- Israel
- úc
- Cuba
- Áo
- Maldives
- Philippines
- Lào
- Brunei
- Indonesia
- Châu Âu
- Hungary
- Đông Âu
- Anh
- Hi Lạp
- Canada
- Nam Mỹ
- New zealand
- Nam Phi
- Dubai - Nam Phi
- Châu Phi
- Kenya
- Campuchia
- Bhutan
- Mauritius - Madagascar
- Đài Bắc
- Châu Úc
- Tây Tạng
- thụy sỹ
- Hà Lan
- Bỉ
- Đức
- Mỹ
- Ấn Độ
Giải nhiệt cùng biển đảo
Phú Quốc – Điểm hẹn bốn mùa
Phú Quốc có gì hấp dẫn mà bao nhiêu khu nghỉ dưỡng, vui chơi sang trọng cứ mọc lên như nấm và tại sao dù đi trái mùa thì Phú Quốc lúc nào cũng nhộn nhịp du khách.
Bạn sẽ có câu trả lời khi bắt đầu hành trình khám phá Phú Quốc trên những cung đường rì rào cây xanh và mặn mòi hương biển. Nếu không nghỉ tại các resort ven biển, bạn cũng có thể tận hưởng không gian trong lành của Phú Quốc tại các bungalow như những villa nhỏ giữa rừng cây. Đạp xe dạo quanh Phú Quốc không phải lý tưởng vì nắng rát và gió mạnh, nhưng tản bộ trong khuôn viên khu nghỉ rợp bóng cây là một trải nghiệm thật dễ thương.
Phú Quốc không chỉ là thiên đường biển, đó còn là thiên đường ẩm thực. Ngày thì ăn trong các nhà hàng đường 30/4, tối thì lang thang chợ đêm Bạch Đằng, ở đâu hương vị đậm đà khó quên của nước chấm Phú Quốc dậy lên trong miếng gỏi cá chua chua, ngọt ngọt, cay cay sao mà quyến rũ đến vậy. Một đĩa tôm hấp ngọt lịm, chắc nịch, với chút bề bề rang cháy tỏi thơm lựng, vài con sò tô nướng mỡ hành hay ghẹ sữa chiên bơ béo ngậy nữa cũng đủ để suýt xoa, mê mẩn. Mỗi món, mỗi quán lại có một kiểu pha chế đồ chấm riêng vô cùng ấn tượng. Ngay cả hàng nem, bò cuốn lá lốt nướng ven đường cũng có một loại tương pha riêng để chấm.
Không có bãi cát rộng như Đà Nẵng, bù lại biển Phú Quốc có những bãi tắm trong xanh đến nao lòng từ bãi Sao, bãi Ông Lang, bãi Khem hay bờ biển hoang sơ ở hòn Móng Tay, hòn Mây Rút như một lát cắt của Maldives. Lang thang cả ngày trong khu du lịch Suối Tranh đẹp như cổ tích, mùa mưa thì ngắm dòng nước đổ xuống như dải lụa mát lành, mùa khô dạo bước trên những tảng đá thạch bàn kỳ vĩ giữa rừng cây xào xạc trong nắng. Một khoảnh khắc lặng ngắm hoàng hôn buông nơi Dinh Cậu, lấp lánh sắc hồng tím của mặt trời trên biển cũng đủ để yêu, để nhớ. Và trong hành lý của du khách khi trở về không thể thiếu những chai mật sim, rượu sim nồng nàn, hay chùm tiêu thơm lựng của mảnh đất xinh đẹp này.
♦ Thời tiết: Nhiệt độ trung bình năm 27 – 28°C
– Mùa khô: tháng 10- tháng 3, gió mạnh.
– Mùa mưa: tháng 4 – tháng 10, gió mạnh.
♦ Phương tiện:
Máy bay: TP HCM – Phú Quốc Vietnam Airlines và VietJetAir, thời gian bay: 1 giờ.
Xe khách, tàu: Bến xe miền Tây (TP HCM) – Bến xe Hà Tiên (Rạch Giá), thời gian đi: 8-9 giờ. Tàu cao tốc Rạch Giá – Phú Quốc (Superdong 2, Superdong 3, Superdong 4 cập cảng bãi vòng và tàu Savana Express cập cảng Hàm Ninh), thời gian đi: 2 giờ 30 phút.
Côn Đảo – Đất thép nở hoa
Quần đảo gồm 16 hòn đảo nhỏ chỉ cách TP HCM có 1 giờ bay. Cung đường từ sân bay về khu trung tâm đảo uốn hình vòng cung mở ra một khung cảnh panorama ôm trọn lấy quang cảnh biển hùng vĩ mà bạn chỉ có thể thấy trong những bộ phim bom tấn.
Dù chọn những nhà nghỉ nhỏ, hay resort sang trọng ngay sát bãi biển hoặc khu camping thơ mộng bên rặng dương rì rào cùng sóng gió Côn Đảo, ở đâu cũng bình yên đến lạ kỳ. Những con phố quét vôi trắng toát, thênh thang tương phản với sắc hoa giấy đỏ, bằng lăng tím, điệp vàng rực rỡ hai bên đường. Cách đó không xa là hồ An Hải mênh mông hoa sen, hoa súng khoe sắc trong cái nắng ngọt từ tháng 9 tới tháng 12. Cứ lòng vòng quanh các cung đường thể nào bạn cũng bắt gặp một chú sóc đen thoắt hiện rồi thoắt biến mất vào những lùm cây rậm rạp ven đường. Tuyệt nhất là lân la làm quen với một tour guide bản địa, người sẽ dẫn bạn đi trekking rừng Ông Đụng, đi ra các đảo nhỏ ngắm hoàng hôn, lặn biển hay đi mua đặc sản Côn Đảo về làm quà. Cảm giác đi dưới những vòm lá cao xanh biếc của rừng già thì bao nhiêu nắng gió bỏng rát cũng dịu mát cả lại. Đấy là còn chưa kể đến trải nghiệm kỳ thú khi đến cuối rừng, nơi có bờ biển với bãi sỏi thơ mộng mà nếu may mắn, bạn sẽ kinh ngạc khi phát hiện một chú ốc tai tượng khổng lồ đang “ngụy trang” cạnh những phiến đá xù xì.
Chẳng những đẹp đến nghẹt thở, Côn Đảo còn được biết tới là điểm đến tâm linh mà đi đến đâu bạn cũng có thể nhìn thấy chứng tích của một thời kỳ bi tráng. Song, hãy dành buổi sáng lúc mới tới đảo để thăm các khu di tích bằng cách đặt tour để nghe cái giọng cô gái Côn Đảo ngọt dịuđưa bạn nhẹ nhàng đi qua cả một lịch sử đau thương. Rồi sau đó, chỉ còn sự bình yên, tận hưởng khí trời và vẻ đẹp đến vượt ngoài mọi ngôn ngữcủa chốn địa ngục trần gian xưa nay đã hóa thành thiên đường nơi hạ giới.
♦ Phương tiện:
Bay: TP HCM – Côn Đảo (bay thẳng)Vietnam Airlines. Thời gian bay:1 giờ
Tàu cao tốc cánh ngầm: từ TP HCM (bến Bạch Đằng) (420.000VND/vé).Thời gian đi: 4,5h
♦ Thời tiết: nhiệt độ trung bình năm 27°C
– Tháng 5 – 11 mùa mưa, mưa rào ngắn, sóng êm, nắng ấm.
– Tháng 12 – 4 mùa khô, nắng ấm.
– Tháng 3 – 9 sóng êm
– Tháng 10 – 2 sóng lớn (phía Đông).
Đảo Thạnh An – Một góc Sài Gòn yên bình
Xã đảo Thạnh An thuộc huyện Cần Giờ, cách trung tâm TP HCM hơn 50 km về phía Đông và cách huyện Cần Giờ chỉ khoảng 8 km. Thạnh An hoang sơ và yên bình đến kỳ lạ. Nơi đây có khoảng 5.000 người dân sinh sống, chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản, làm muối và chăm sóc rừng.
Thạnh An không có nhiều dịch vụ du lịch hay những tiện ích sang trọng như ở trung tâm TP HCM, thế nhưng tới đây chắc chắn bạn sẽ không phải hối tiếc bởi phong cảnh yên bình, con người chất phác và đặc biệt là thức ăn vừa rẻ vừa tươi ngon. Thuyền vừa mới cập bờ, nào là tôm, bề bề, bạch tuộc cá, ghẹ, mực… đủ các thức cho bạn thỏa sức mà lựa chọn. Bạn có thể mua ngay tại đây rồi nhờ người dân địa phương chế biến. Ngoài hải sản, ở chợ trên đảo còn có bán các món ăn vặt như: hủ tiếu, phở, bánh canh, bánh mì hấp, chân gà nướng, xiên que, cá chỉ vàng nướng, bánh tráng nướng, chuối nướng…
Khung cảnh Thạnh An có thể không lung linh đến mức khiến người ta ngỡ ngàng nhưng cuộc sống bình dị, nụ cười hồn hậu và tấm lòng nhiệt thành của người dân đảo sẽ mang đến những trải nghiệm nhẹ nhàng mà đầy ý nghĩa cho du khách.
♦ Thời điểm lý tưởng: Quanh năm, tránh ngày mưa vì di chuyển bằng thuyền gỗ.
♦ Di chuyển:
– Xe máy và ô tô: Chạy đường Huỳnh Tấn Phát đến phà Bình Khánh, qua phà sau đó đi hết đường Rừng Sác, rẽ trái sang đường Duyên Hải cuối đường là bến đò Thạnh An.
– Xe buýt: xe 75 (Công viên 23/9 – Cần Giờ) (2-3 giờ) xuống xe ở bến xe Cần Thạnh rồi lên đò đi Thạnh An (45’).
Đảo Thiềng Liềng– xứ muối nhọc nhằn mà dễ mến
Thiềng Liềng, có lẽ là nơi xa nhất, cách trở nhất của TP HCM. Có mấy ai ngờ, vẫn thuộc địa bản TP HCM nhưng từ trung tâm phải mất gần 5h mới có thể tới được đảo. Giữa cái nắng gió thênh thênh và hơi muối mặn chát, cư dân trên đảo sẽ đón bạn bằng những cái nhìn trìu mến và nụ cười ấm áp nhất…
Cảnh quan ở Thiềng Liềng đa phần là các bờ sông nước và kênh rạch chằng chịt, đi kèm với rừng cây phủ xanh tươi. Xuôi thuyền trên những kênh rạch ấy, dạo bộ dọc theo bờ sông, hay chỉ đơn giản là ngồi lặng ngắm biển khơi bao la trong xanh… bỗng chốc bạn sẽ cảm thấy như được chu du tới một vùng biển đảo xa xôi lắm chứ không chỉ ở ngay trong TP HCM.
Ở Thiềng Liềng sẽ không có những nơi nghỉ dưỡng, hay khách sạn cao cấp cho bạn trú chân, mà có khi bạn có thể xin ngủ nhờ nhà dân, trường học, Ủy ban xã, thậm chí cả trạm y tế dù dân Thiềng Liềng còn nghèo khó vô cùng nhưng lại rất rộng lòng với khách. Tận hưởng một buổi tối thứ 7 với người dân ấp đảo khi mọi người cùng tụ tập, cùng hát đờn ca tài tử, và lai rai vài chén rượu, chuyện trò sau một tuần lao động vất vả hẳn sẽ khiến cho lòng bạn thư thái và thấy cuộc sống thật dễ mến, dễ yêu.
Thiềng Liềng là một trong những vùng hiếm hoi còn lưu giữ cách làm muối truyền thống của vùng như dùng lăn, guồng tát nước bằng gỗ và quay bằng tay. Chính vì vậy, nếu muốn thăm những ruộng muối mênh mông, trắng tinh ở đây thì bạn nên tới thăm đảo trong những tháng mùa nắng cũng là thời gian làm muối của người dân địa phương.
♦ Thời tiết:
Tháng 10 – tháng 3 mùa khô (mùa làm muối)
Tháng 4 – tháng 9 mùa mưa
♦ Di chuyển: Từ trung tâm TP HCM, tới xã đảo Thạnh An. Tàu từ Thạnh An đi Thiềng Liềng: mỗi ngày có 2 chuyến đi và 2 chuyến về (chuyến đi Thạnh An – Thiềng Liềng: 11h và 16h, chuyến về Thiềng Liềng – Thạnh An: 5h và 14h), thời gian đi tàu khoảng 45 phút.
Đảo Long Sơn – Rồng xanh Vũng Tàu
Cách TP HCM khoảng 100km, Long Sơn là một xã đảo thuộc thành phố Vũng Tàu, là địa điểm du lịch sinh thái khá thú vị được biết đến nhiều trong thời gian gần đây.
Lịch sử hình thành vùng cư dân đảo Long Sơn có từ hơn 100 năm trước. Hồi mới lập cư làng đảo gọi là làng Nứa, lúc này nơi đây mới chỉ là một vùng đất hoang vu nối lên giữa mênh mông nước chưa hề có một dấu chân người. Long Sơn với rừng nứa xanh biếc được ví như “con rồng xanh” của Vũng Tàu.
Ông Lê Văn Mưu, người An Giang cắm sào lập nghiệp và xây dựng “cơ đồ” trên đảo hoang. Ông cùng mọi người phát quang rừng rậm, dọn dẹp lau sậy, khai núi dựng nhà, kê biển làm ruộng, dựng nên Nhà Lớn, lập chợ, cất trường học, xây lên năm dãy nhà phố nhằm mục đích cho người nghèo mới đến ngụ cư.
Thuyền cập bến, du khách như lạc vào một vùng đất lạ, nơi vừa có gì đó xưa cũ, vừa rất mới mẻ hiện ra. Khu vực trung tâm đảo mang dáng dấp một thị tứ cổ, đó là một quần thể kiến trúc sắp xếp đối xứng, tiền hậu thống nhất, theo thuật phong thủy “tiền trì hậu chẩm”. Nhà Lớn Long Sơn (hay còn gọi là Đền Ông Trần) là một kiến trúc cổ với lối kiến trúc tựa kiểu đình làng Việt Nam. Trong Nhà Lớn hiện vẫn còn lưu giữ nhiều vật dụng của cả ba miền Nam – Trung – Bắc như bàn ghế, tủ thờ, những bức hoành phi, liễn thờ… Rời Nhà Lớn, bạn có thể ra nhà bè ở khu Bến Đá để thưởng thức ẩm thực. Nhậu trên bè đã trở thành nét ẩm thực đặc trưng của Long Sơn. Trên nhà bè, hải sản đều là tươi sống và được chế biến tại chỗ.
Khám phá thiên nhiên trên đảo cũng là điều lý thú của du khách. Đảo Long Sơn có hệ sinh thái ở đây rất đa dạng. Nhiều du khách thích leo núi khi đi chơi Long Sơn. Đường lên núi là những lối mòn, khách phải tự định hướng, băng rừng để lên đỉnh. Đỉnh núi là một kiệt tác thiên nhiên kỳ thú.
Chỗ rộng nhất trên đỉnh núi đến 2km, có nhiều cột đá vươn lên trời cao và nhiều hòn đá hình thù kỳ lạ. Núi có 3 đỉnh: Đỉnh Bà Trao cao 138m, đỉnh Hố Rồng cao 120m và đỉnh Hố Vông cao 100m. Từ các đỉnh, du khách có thể phóng tầm mắt thấy biển rộng mênh mông và thành phố Vũng Tàu. Dưới chân núi là khu rừng sác đặc trưng của vùng đất ngập mặn với nhiều loài hải sản phong phú.
♦ Thời tiết
Mùa mưa: Tháng 5 – tháng 10
Mùa khô: Tháng 11 – tháng 4
♦ Phương tiện:
Đường bộ: Ra khỏi thành phố đi theo quốc lộ 51 hoặc qua hầm Thủ Thiêm theo hướng Cát Lái, qua phà Cát Lái theo bảng hướng dẫn chạy đến thị xã Bà Rịa. Long Sơn cách thị xã Bà Rịa khoảng chừng 35 km.