- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Đà Nẵng
- Nha Trang
- Đà Lạt
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Sapa
- Phan Thiết
- Hà Giang
- Mộc Châu
- Ninh Bình
- Huế
- Hội An
- Hạ Long
- Bến Tre
- Tam Đảo
- Phú Quốc
- Buôn Mê Thuột
- Quy Nhơn
- Tuy Hòa
- Hòa Bình
- Cao Bằng
- Cô Tô
- Sóc Trăng
- Lào Cai
- Nghệ An
- Phú Yên
- Bắc Cạn
- Thanh Hóa
- Côn Đảo
- Đảo Bình Ba
- Vũng Tàu
- Khánh Hòa
- Đảo Quan Lạn
- Chùa Hương
- Mỹ Tho
- Đảo Nam Du
- Đảo Bình Hưng
- Hồ Ba Bể
- Cát Bà
- Quảng Bình
- Điện Biên
- Tây Bắc
- Miền Tây
- Bái Đính
- Thái Lan
- Singapore
- Trung Quốc
- Hàn Quốc
- Hongkong
- Pháp
- Nhật Bản
- Malaysia
- Myanma
- Đài Loan
- Ý
- Nga
- Dubai
- Israel
- úc
- Cuba
- Áo
- Maldives
- Philippines
- Lào
- Brunei
- Indonesia
- Châu Âu
- Hungary
- Đông Âu
- Anh
- Hi Lạp
- Canada
- Nam Mỹ
- New zealand
- Nam Phi
- Dubai - Nam Phi
- Châu Phi
- Kenya
- Campuchia
- Bhutan
- Mauritius - Madagascar
- Đài Bắc
- Châu Úc
- Tây Tạng
- thụy sỹ
- Hà Lan
- Bỉ
- Đức
- Mỹ
- Ấn Độ
BỐN MÓN NGON ĐẶC TRƯNG CỦA ẨM THỰC THÁI LAN
Gỏi Som Tam, cà ri, phở xào, Tom Yum Goong mộc mạc nhưng đậm đà hương vị của người phương Đông, cuốn hút du khách đến xứ sở chùa Vàng.
Canh Tom Yum Goong
Nét đặc trưng của ẩm thực người phương Đông nằm trong những món canh. Những tô canh nóng để giữa mâm cơm luôn được xem là linh hồn của bữa ăn, còn hương vị nằm ở các món khô còn lại.
Tom Yum Goong như một lời khẳng định mạnh mẽ cho ẩm thực Thái với vị cay nồng và chua đặc trưng. Món canh sẽ chỉ ngon khi loại tôm dùng làm nguyên liệu phải thật tươi ngon, những loại lá rau thơm được sử dụng một cách vừa tay, làm dậy lên hương vị món ăn.
Có hai loại canh tôm: canh nước trong và canh nước đặc. Để nước canh được đặc và thơm, người Thái hay thêm nước cốt dừa hoặc sữa. Cách chế biến này làm dịu bớt những hương vị đôi phần mạnh mẽ, cũng thể hiện được cái hồn Á Đông phảng phất trong vị beo béo, cay nóng.
Tên Tom Yum cũng có ý nghĩa riêng, Tom có nghĩa là nấu sôi và Yum là tên của một loại gỏi chua cay của Lào và Thái Lan. Món Tom Yum Goong có hương vị chua cay đặc trưng của ẩm thực Thái Lan chỉ trong một muỗng húp.
Gỏi Som Tam
Khi đến Thái Lan, Som Tam luôn nằm trong danh sách những món ăn phải nếm thử của du khách. Khá tương tự với những món gỏi đu đủ trứ danh ở Việt Nam, Som Tam cũng mang trong mình đặc trưng quả đu đủ xanh cắt sợi, vị chua thấm nhuần từ nước chanh tươi, vị mặn nồng khó quên của tôm khô và sự giòn tan lạc rang nóng.
Vị ngon của những món gỏi luôn nằm ở bàn tay pha chế nước chấm của người đầu bếp. Nước chấm ở mỗi nơi mỗi khác. Người ta không phân biệt được sự khác nhau nằm ở đâu, trong nguyên liệu nào, mà hương vị chỉ dậy lên khi tất cả đã hòa quyện vào nhau. Nước chấm thường là nước mắm pha đường, chanh và ớt. Som Tam đôi khi còn được ăn kèm với bún để làm dịu vị cay, và cũng để khách đi đường chắc bụng hơn trong quãng đường dài sắp tới.
Đa dạng các loại cà ri trứ danh
Ẩm thực Thái có bốn loại cà ri cơ bản: cà ri đỏ, cà ri xanh, cà ri Penang và cà ri Massaman. Cà ri đỏ là phổ biến nhất, dùng nhiều nước cốt dừa và đặc biệt vị rất cay. Cà ri Penang có vị ngọt, không cay như cà ri đỏ. Cà ri Massaman là món đặc trưng của khu vực miền Nam và bờ biển. Món ăn là sự kết hợp tinh tế giữa thảo quả và quế. Phổ biến trong các ngày lễ, Tết là cà ri xanh. Nguyên liệu chính của cà ri này gồm thịt gà hoặc heo, nước cốt dừa, tương cà ri xanh, cà tím cùng nhiều loại gia vị.
Pad Thai - phở xào đặc biệt của Thái
Pad Thai là một trong những món ăn nổi tiếng của Thái Lan. Đây cũng là một dạng phở nhưng có vị chua đặc trưng của nước cốt me, vị béo bùi của lạc rang vàng hòa cùng chút cay nhẹ từ ớt bột và vị ngọt của tôm. Tất cả hương vị tạo nên một món ăn truyền thống của Thái được nhiều người yêu thích.
Một trong những điều khiến món Pad Thai khác biệt là nước xốt. Mỗi người đều có công thức pha chế riêng và sử dụng lượng nước xốt khác nhau tạo ra nét cuốn hút rất đặc trưng trong ẩm thực Thái Lan.