- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Đà Nẵng
- Nha Trang
- Đà Lạt
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Sapa
- Phan Thiết
- Hà Giang
- Mộc Châu
- Ninh Bình
- Huế
- Hội An
- Hạ Long
- Bến Tre
- Tam Đảo
- Phú Quốc
- Buôn Mê Thuột
- Quy Nhơn
- Tuy Hòa
- Hòa Bình
- Cao Bằng
- Cô Tô
- Sóc Trăng
- Lào Cai
- Nghệ An
- Phú Yên
- Bắc Cạn
- Thanh Hóa
- Côn Đảo
- Đảo Bình Ba
- Vũng Tàu
- Khánh Hòa
- Đảo Quan Lạn
- Chùa Hương
- Mỹ Tho
- Đảo Nam Du
- Đảo Bình Hưng
- Hồ Ba Bể
- Cát Bà
- Quảng Bình
- Điện Biên
- Tây Bắc
- Miền Tây
- Bái Đính
- Thái Lan
- Singapore
- Trung Quốc
- Hàn Quốc
- Hongkong
- Pháp
- Nhật Bản
- Malaysia
- Myanma
- Đài Loan
- Ý
- Nga
- Dubai
- Israel
- úc
- Cuba
- Áo
- Maldives
- Philippines
- Lào
- Brunei
- Indonesia
- Châu Âu
- Hungary
- Đông Âu
- Anh
- Hi Lạp
- Canada
- Nam Mỹ
- New zealand
- Nam Phi
- Dubai - Nam Phi
- Châu Phi
- Kenya
- Campuchia
- Bhutan
- Mauritius - Madagascar
- Đài Bắc
- Châu Úc
- Tây Tạng
- thụy sỹ
- Hà Lan
- Bỉ
- Đức
- Mỹ
- Ấn Độ
7 điều thú vị để khám phá kinh thành Huế
1. Di tích cung đình còn nguyên vẹn nhất ở Việt Nam
Nếu bạn từng đến cố đô Hoa Lư (Nình Bình), Cổ Loa, Thăng Long (Hà Nội), những nơi từng là kinh đô của nước Việt Nam, giờ đã trở thành phế tích, sẽ thấy quần thể di tích cố đô Huế vẫn còn được bảo tồn một cách nguyên vẹn nhất. Với cung điện, thành trì, đàn miếu, lăng tẩm, chùa chiền và nhiều nhà vườn có tuổi đời vài trăm năm… cố đô Huế mang trong mình vẻ đẹp thanh bình, yên tĩnh. Du khách đến Huế sẽ được chiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ thuật của cung điện vàng son, đền đài lăng miếu lộng lẫy, lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam thắng cảnh trầm mặc. Bên cạnh đó, Huế cũng không kém phần nhộn nhịp đông đúc, là nét hấp dẫn khi muốn tìm một chốn thanh tịnh nhưng không quá u buồn.
2. Công trình kiến trúc quân sự
Kinh thành Huế được xây dựng dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng, toạ lạc ở phía Bắc sông Hương, mặt quay về hướng Nam. Kinh thành Huế là sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên tắc kiến trúc truyền thống Việt Nam, tư tưởng triết lý phương Đông với thuyết âm dương ngũ hành cùng những đặc điểm mang ảnh hưởng kiến trúc quân sự phương tây.
3. Lăng tẩm vua chúa độc đáo nhất
Lăng tẩm của các vua triều Nguyễn tuân theo đúng nguyên tắc phong thủy như: sông, núi, ao, hồ, khe suối. Bố cục mặt bằng khu lăng tẩm nào cũng chia làm hai phần chính: phần lăng và phần tẩm. Khu vực lăng chôn thi hài nhà vua, khu vực tẩm là chỗ xây nhiều miếu, điện, lầu gác, đình….để nhà vua lúc còn sống thỉnh thoảng rời hoành cung lên đây tiêu khiển. Chính vì vậy, mỗi lăng tẩm Huế, chẳng những là di tích lịch sử văn hoá mà còn là một thắng cảnh, một đoá hoa nghệ thuật kiến trúc độc đáo, riêng biệt giữa chốn núi đồi xứ Huế.
4. Hệ thống báu vật cung đình quý giá nhất còn được lưu giữ
Nằm trong Thành Nội, Bảo tàng cổ vật cung đình Huế được thành lập vào năm 1923, với tên đầu tiên là Musee’ Khải Định. Sau đó, nó đã năm lần được thay đổi tên và đến năm 1993, được đổi tên thành Bảo tàng cổ vật cung đình Huế. Tại bảo tàng này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về hàng nghìn hiện vật gồm đồ gốm sứ, gỗ , đồng, pháp lam, đá, xương, ngà, sừng, điêu khắc trên đá… được trưng bày tại đây.
5. Nhã nhạc cung đình
Nhã nhạc cung đình, một trong những nét đẹp văn hoá nghệ thuật độc đáo của xứ Huế đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Đây là dòng nhạc cung đình truyền thống phương đông còn bảo lưu duy nhất ở cố đô này. Du khách có thể thưởng thức những tài năng âm nhạc với những nhạc khí được chế tạo công phu được trình diễn ở Huế. Trước đây, thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến này được biểu diễn vào các dịp lễ hội như vua đăng quang, vua băng hà hay các lễ hội tôn nghiêm khác trong 5 triều đại nhà Nguyễn.
6. Ca Huế trên sông Hương
Ca Huế là một món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ du khách nào đến Huế cũng đều muốn có dịp được được thưởng thức. Du thuyền lướt nhẹ trên sông Hương dưới ánh trăng thơ mộng hay dưới ánh đèn thắp sáng lung linh ở hai bên bờ sông, còn gì tuyệt vời khi được nghe ca Huế. Đêm ca Huế trên sông Hương thường được bắt đầu từ 7h tối. Đò nghe ca Huế được thả trên sông đoạn từ Phu Văn Lâu đến cầu Tràng Tiền, đi ngang qua kinh thành để du khách có dịp trải nghiệm những góc nhìn độc đáo về văn hóa lịch sử ở đất cố đô.
7. Ẩm thực cung đình
Nói đến ăn uống xứ Huế, người ta thường nghĩ đến lối ăn cung đình, một phong cách ẩm thực được hình thành để phục vụ triều đình nhà Nguyễn trong hơn một thế kỷ đóng đô ở đây. Nền ẩm thực cung đình Huế luôn biểu hiện sự tinh túy, cầu kỳ, trang nhã và thanh cao. Người Huế vẫn giữ được một phần hình ảnh ăn uống chốn cung đình xưa, vì vậy đến Huế bạn sẽ được thưởng thức những tinh hoa của ẩm thực.